Từ khóa
Tìm kiếm trong
Chuyên mục
Tìm từ ngày Đến ngày
Hệ thống tìm thấy 11 kết quả

"Ghét Cô Vy - Yêu Văn Học": Tình cảm gia đình thiêng liêng trong truyện ngắn "Chiếc lược ngà"

Ngày phát hành 0:0 | 7/5/2020

Lượt nghe: 713

Tình cảm gia đình thiêng liêng được bồi đắp trong trái tim mỗi con người, góp phần làm nên sức mạnh và niềm tin yêu cuộc sống. Tình cảm thiêng liêng ấy được đặt trong bối cảnh chiến tranh lại càng nổi bật, đậm đà. Truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của nhà văn Nguyễn Quang Sáng đem đến cho chúng ta niềm xúc động ấy... (Văn nghệ thiếu nhi 06/05/2020)

"Xác đào": Mong ước tình cảm gia đình ấm áp

Ngày phát hành 10:47 | 27/12/2022

Lượt nghe: 277

Truyện rất kiệm lời đối thoại, chỉ có lời độc thoại nội tâm của cô bé đóng vai người kể chuyện. Tác phẩm như một cuốn phim chiếu chậm ký ức của nhân vật Tôi, toát lên nỗi đau, sự cô độc tột cùng của cô bé thiếu vắng hình bóng người mẹ, mong ước vòng tay ấm áp của người cha, thèm khát hơi ấm gia đình. Cái giỏi của nhà văn là ở chỗ không trực tiếp miêu tả nỗi đau, sự cô độc, mong ước giản dị của cô bé mà chỉ gợi tả về nó qua một vài chi tiết nghệ thuật đắt giá, điều này khiến cho ngôn ngữ văn xuôi của nhà văn gần gữi với ngôn ngữ thơ mang tính dư ba rất lớn. Cốt truyện không theo diễn tiến sự kiện, tác giả triển khai mạch truyện theo dòng tâm trạng của nhân vật cô bé. Một thế giới thiên nhiên-xã hội dù đẹp đẽ đến đâu vẫn có sự cô đơn, lạnh lẽo. Cũng có thể coi nó là biểu tượng cho không gian gia đình khuyết vỡ, không lành lặn, để lại tổn thương cho mọi thành viên, đặc biệt tạo nên vết thương khó lành trong trái tim trẻ thơ. Đào gốc đào đi còn lại huyệt đào, chặt đào mới nhìn thấy nhựa đào. Nhưng hành động vô tình hay cố ý của người lớn mới là những nhát dao chém phũ phàng, khiến tâm hồn trẻ thơ chảy máu mà không ai nhìn thấy. Yếu tố kỳ ảo xuất hiện trong giấc mơ hạnh phúc của nhân vật kể chuyện xưng “Tôi”. Cô bé mơ cùng mẹ về thăm vườn đào, thật vui tươi, với tiếng cười nhưng khi giấc mơ tan biến thì chỉ còn lại nước mắt. Nhan đề “Xác đào” đầy sức gợi, khiến người đọc người nghe ám ảnh và ước muốn giá như mình có thể hóa thành một cây đào cổ thụ cúi xuống che chở cho một cành đào non đang run rẩy trong giá lạnh…

“Bên ngoài thành phố”: Tình cảm gia đình trong cuộc sống hiện đại hôm nay

“Bên ngoài thành phố”: Tình cảm gia đình trong cuộc sống hiện đại hôm nay

Ngày phát hành 10:2 | 2/3/2022

Lượt nghe: 1143

Truyện ngắn có đề tài về cuộc sống đời thường, tình cảm đời thường nhưng được tác giả thể hiện qua một câu chuyên mang phong cách giả tưởng. Khi mà dân số quá đông, thành phố chỉ tiếp nhận người trẻ tuổi còn người già phải ở ngoài thành phố. Bố mẹ già phải xa con, cháu của mình. Và một cuộc thi đấu trở thành lằn ranh để quyết định ai sẽ được trở lại thành phố. Nhân vật chính của câu chuyện là ông lão nhiều tuổi nhưng vẫn quyết tâm tập luyện chăm chỉ để tham gia được thi với ước vọng vào thành phố gặp gỡ con cháu. Lẫn trong những giọt mồ hôi của ông, nước bắt của bà là nỗi nhớ mong con cháu, là tình cảm ruột thịt. Ông đã chiến thắng cuộc thi đấu nhưng cuối cùng không vào thành phố mà quay trở lại với người vợ yêu khi bà bị bệnh Alzhemer. Lắng đọng trong lòng người đọc, người nghe truyện ngắn này là trăn trở về tình cảm gia đình trong cuộc sống hiện đại hôm nay. Trong thành phố, ngoài thành phố chỉ là một hình ảnh thể hiện sự khoảng cách của người già với thế hệ con cháu của mình. Biết bao người vì cuộc sống cơm áo, gạo tiền, bận rộn công việc, bận rộn vui chơi mà ít liên hệ, ít quan tâm tới cha mẹ già ở nhà, ở quê. Đó là tâm tư, nỗi buồn của không ít người già hiện nay. Cái cha mẹ cần đâu chỉ có cuộc sống vật chất mà chính là tình cảm của con cháu. Trong khi tình cảm 2 ông bà vẫn thấm thiết với nhau thì dường như con cháu trong thành phố đã quên mất có người đang mong ngóng mình. Một câu chuyện giả tưởng nhưng được viết với giọng văn chân chất, giản dị về cuộc sống đời thường. Ước mơ của hai ông bà lão trong truyện khiến người đọc, người nghe nhất là người trẻ phải tự nhủ “hãy để bố mẹ không phải ở ngoài thành phố”. (Lời bình của BTV Hoàng Hiệp)

“Con riêng”: Gắn kết tình cảm gia đình

“Con riêng”: Gắn kết tình cảm gia đình

Ngày phát hành 15:30 | 11/10/2022

Lượt nghe: 158

Con nhà tông không giống lông thì giống cánh ý muốn nói là cha con thì kiểu gì cũng có những điều giống nhau. Ấy vậy mà nhân vật Thạch, người con thứ hai trong gia đình có tám anh em lại có tính cách không hề giống thày của mình chút nào. Trong khi 7 chi em khác có tình hiền lành, điềm đạm của thày u thì Thạch lại một mình một kiểu. Từ nhỏ cậu đã vô cùng cứng đầu và tinh nghịch, biết bao lần ăn đòn roi của thày vì thói nghịch ngợm của mình. Thế nên nhân vật Thanh, cô chị cả đôi lúc nhủ thầm không biết Thạch có phải con riêng của U hay không. Sau trận đòn dữ dội của thày vì tội làm mất đàn lợn, Thạch bỏ nhà nhập ngũ vào miền Nam chiến đấu. Nhưng vì nhiều lí do khác nhau, thông tin Thạch nhập ngũ không được chuyển về địa phương nên làng xóm hiểu nhầm Thạch theo ngụy quân. Suốt mấy năm, gia đình Thạch phải chịu nỗi dè bỉu, chê bai, xa lánh của làng xóm. Thày u Thạch cắn răng chịu điều tiếng mà không một lời giải thích. Chỉ đến khi chiến tranh kết thúc, hòa bình lập lại, nhờ có anh Nam tìm được hồ sơ của Thạch thì sự thật mới được sáng tỏ. Và bất ngờ hơn nữa từ nhật kí của Thạch, Thanh mới biết mình lại là con riêng của U. Vậy mà biết bao năm qua, thày vẫn yêu thương mình hết lòng. Truyện ngắn là lời tâm tình nhỏ nhẹ và tình cảm gia đình. Tình cảm gia đình không phải điều gì to lớn mà chỉ là những sinh hoạt đời thường, những kỉ niệm nhỏ bé mà sâu sắc. Như việc Thạch nghịch ngợm đi tiểu lên mặt chị cả, Thạch làm bị thương các em, Thạch làm mất lợn của thày u. Hay việc Thanh cõng thày bị thương vượt rừng trở về nhà. Tất cả tạo nên sự gắn kết của các thành viên trong gia đình cùng chung hoạn nạn, cùng vui buồn vượt qua khó khăn trong cuộc sống. Truyện ngắn được viết dung dị, nhẹ nhàng đề cao tình cảm trân quý của gia đình, dòng tộc.

“Điền hương”: Ấm áp tình cảm gia đình

“Điền hương”: Ấm áp tình cảm gia đình

Ngày phát hành 9:49 | 29/4/2022

Lượt nghe: 1024

Câu chuyện dẫn dắt người đọc, người nghe đến với gia đình bà cô trong một tình huống khá éo le: người cô được trả về nhà sau những ngày điều trị ở bệnh viện, không còn hy vọng nữa. Không khí u ám bao quanh ngôi nhà, lây lan sang cảm xúc đau xót, bất lực của người em trai, người cháu gái…Duy nhất chỉ có ông chồng, với vẻ lạnh lùng, vô cảm và cứng nhắc, ông không quan tâm đến những gì đang diễn ra. Ông đang sắp đặt cho sự ra đi của vợ ông. Chúng ta có cảm giác bức bối, ngột ngạt bởi không khí ấy và cả thái độ của người chồng. Nhưng, thật bất ngờ, khi Liên – đứa cháu nội của người cô trở về thì mọi việc thay đổi. Liên vội vàng đỡ bà dậy, cho bà ăn từng miếng bánh, uống từng thìa sữa và dọn hết những đồ vật sặc sỡ trong căn phòng. Liên tin bà sẽ sống. Tia sáng ấy bắt đầu le lói khi bà ăn hết cái bánh, uống sữa, chứ không nằm bất động như khi Liên chưa xuất hiện. Hình ảnh chiếc mũ có thêu hai chứ “Điền Hương” là nút thắt thú vị. Đó là câu hỏi mà nhân vât tôi băn khoăn đi tìm. Câu chuyện ghen tuông của vợ chồng người cô bắt đầu hé lộ, người dượng vốn đào hoa, lãng mạn mà cô thì ghen tuông vô cùng. Vì thế mà họ đã xảy ra những tình huống trớ trêu, cười ra nước mắt. Cái mũ khắc tên Điền Hương cũng khiến người cô nổi đoá nhưng đó là trò nói lái vui đùa của ông dượng mà thôi. Vì thế mà chúng ta đã hiểu vì sao mà một người bệnh gần chết lại tuyệt thực, chỉ khi đứa cháu gái xuất hiện, bà lại ăn và tỉnh táo hơn. Đó là phép thử của bà đối với chồng dẫu cả hai tuổi đã cao, cháu con đề huề. Câu chuyện gợi cho chúng ta cảm nhận rõ hơn về mối quan hệ gia đình với những tình huống bi hài, vui buồn lẫn lộn. Đó cũng là bức tranh đa sắc màu mà mỗi gia đình đều có. Điều đọng lại chính là lòng vị tha, bao dung, san sẻ…đó mới là bến đỗ bình yên sau những sóng gió cuộc đời. (Lời bình của BTV Vân Khánh)

Thơ về Tình cảm gia đình

Thơ về Tình cảm gia đình

Ngày phát hành 0:0 | 29/6/2015

Lượt nghe: 1953

Tình cảm gia đình, tình cảm cha mẹ, con cái luôn luôn là điểm tựa cho mỗi người trên bước đường đời.Lời ru ngọt ngào, bát nước chè xanh, lời chào thân thiết... mang vẻ đẹp giản dị trong thơ Tôn Nữ Ngọc Hoa, Phạm Văn Nam, Võ Thị Hồng Tơ, Chu Ngọc Phan và Nguyễn Hòa Bình. Bài thơ "Nơi có mẹ" của Tô Thi Vân đầy day dứt, cảm động.(Tiếng thơ 28,29/6)

Trang văn về tình cảm gia đình

Trang văn về tình cảm gia đình

Ngày phát hành 0:0 | 19/6/2018

Lượt nghe: 610

Một trong những đề tài được nhiều người khai thác đó là viết về những người thân yêu trong gia đình. Điều này cũng dễ lý giải bởi tình cảm gia đình luôn là khởi nguồn cho những bước đi và sự trưởng thành của mỗi người. Vì thế những trang viết về chủ đề này luôn nhận được sự đồng cảm của nhiều người. Nếu như ông có thể xem là người kiệm lời nhất trong gia đình, thì bà lại là người có tính tình đôn hậu, chất phác và sự quan tâm chăm sóc của bà luôn dành cho các thành viên trong gia đình. Tiếp đến là cha và mẹ - đấng sinh thành hết mực yêu thương và mong muốn chúng ta trưởng thành trong cuộc sống. (VOV6 Văn nghệ thiếu nhi 19/06/2018)

Truyện dài "Miền xanh thẳm": Tình cảm gia đình nâng đỡ tâm hồn Thiện (Buổi 23)

Truyện dài

Ngày phát hành 0:0 | 7/9/2018

Lượt nghe: 1182

Chị Trọng về được ít hôm thì chị Ngà lên thăm Thiện. Chị Ngà vừa đi biểu diễn ở nước ngoài về được nghỉ vài hôm nên tranh thủ lên thăm cậu út. Chị Trọng là người cứng cỏi, mạnh mẽ, mộc mạc chân chất bao nhiêu thì chị Ngà lại xinh xắn, mềm mại, tinh tế và tình cảm bấy nhiêu. Ngày còn nhỏ chị Ngà rất thích múa hát. Vì thế khi lớn lên chị đã dự tuyển vào Đoàn văn công quân đội và đã trở thành diễn viên khi chưa tròn 15 tuổi. Chị kể cho Thiện nghe về công việc của anh Lượng đang làm việc ở Lào Cai. Công việc của anh Lượng tuy vất vả nhưng lại luôn cảm thấy vui vì có cuộc sống độc lập. Còn bố thì cũng đã đi làm phiên dịch tiếng Pháp và tiếng Anh cho người nước ngoài. Tuy Thiện chưa hiểu nhiều về công việc của bố và anh Lượng, nhưng cậu vẫn cảm thấy vui và tự hào về hai người đàn ông trong gia đình. (VOV6 Văn nghệ thiếu nhi phát 02/09/2018)

Truyện ngắn "Bầy thú giấy": Biểu tượng của tình cảm gia đình, quê hương

Truyện ngắn

Ngày phát hành 0:0 | 15/10/2019

Lượt nghe: 1219

Câu chuyện được nhà văn Ken Liu viết kết hợp giữa hiện thực và giả tưởng. Những con thú giấy trở thành hình ảnh xuyên suốt truyện ngắn, qua đó tác giả gửi gắm tình cảm mẹ con, gia đình, quê hương. Truyện phản ánh hiện thực những gia đình có sự kết hợp của hai con người, hai đất nước, hai dân tộc, hai nền văn hóa khác nhau...

Truyện ngắn "Không kết nối": Gắn kết tình cảm gia đình từ cuốn album

Truyện ngắn

Ngày phát hành 0:0 | 14/11/2017

Lượt nghe: 1028

Truyện ngắn "Không kết nối" của nhà văn Nguyễn Mỹ Nữ có giọng văn nhẹ nhàng sâu sắc kể về tình cảm gia đình. Nhân vật chính là Ngọc. Vì quá say mê với các thiết bị công nghệ số nên Ngọc sao nhãng việc học hành, ít trò chuyện với cha mẹ và những người thân trong gia đình. Vì vậy cha mẹ Ngọc đã phạt bạn ấy bằng cách tịch thu điện thoại, ipad, cắt internet...trong vòng một tuần. Một tuần không được kết nối với thế giới bên ngoài Ngọc có thời gian để khám phá ngôi nhà, xem lại cuốn album lưu giữ hình ảnh của bạn đáng yêu như thế nào bên người thân...Ngọc đã nhận ra những điều chưa được của bản thân, từ đó bạn dành thời gian nhiều hơn cho công việc học tập và quan tâm nhiều hơn tới những người thân yêu. (Văn nghệ thiếu nhi 14/11/2017)

Truyện ngắn "Sóng vẫn xôn xao": Khao khát tình cảm gia đình

Truyện ngắn

Ngày phát hành 0:0 | 17/6/2016

Lượt nghe: 5603

Vào một ngày đẹp trời, tình yêu thời tuổi trẻ của ông Thông Xanh chợt được khơi lại với câu chuyện chàng trai trẻ đi tìm người cha ruột bao năm bị mất tin tức. Những danh hiệu, giấy khen, thi đua có thể bị mất và buổi họp kiểm điểm về đạo đức con người đang chờ đợi ông. Vậy mà nỗi khát khao tìm lại người thân yêu của chàng trai đã chạm đến trái tim những con người nhân tình mà đầy trách nhiệm. Ủng hộ đạo lý "Con người có tổ có tông. Như cây có cội như sông có nguồn", những người trong cuộc đã chắp nối tình cảm, hạnh phúc cho một gia đình. (Đọc truyện đêm khuya 13/6/2016)

Mã QRCODE xem trên mobile
chương trình hôm nay
08h00 - 08h30 Tìm trong kho báu
08h30 - 08h45 Sàn diễn mới
08h45 - 09h00 Tìm hiểu nghệ thuật sân khấu
10h45 - 11h00 Văn nghệ thiếu nhi
13h00 - 13h30 Đọc truyện dài kỳ
18h15 - 18h30 Văn nghệ thiếu nhi
18h30 - 19h00 Tìm trong kho báu
19h00 - 19h30 Đọc truyện dài kỳ
19h30 - 20h00 Sân khấu truyền thanh
20h30 - 20h45 Sàn diễn mới
20h45 - 21h00 Tìm hiểu nghệ thuật sân khấu
21h45 - 22h00 Kể chuyện và hát ru cho bé
22h30 - 23h00 Đọc truyện đêm khuya